Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

Táo xanh Ninh Thuận - Táo Việt Nam

Táo xanh Phan Rang là loại táo Việt Nam, được trồng trên vùng đất Nắng Gió, nên rất ngon ngọt, giòn. Táo được chọn lựa từ những quả táo ngon ngay tại vườn táo.
Vì sức khỏe bản thân và gia đình, hãy sử dụng táo Việt Nam.



vườn táo
vườn táo
vườn táo


HÃY GỌI CHO CHÚNG TÔI ĐỂ CÓ GIÁ SỈ TỐT NHẤT DÀNH CHO ĐẠI LÝ, NHÀ HÀNG!
SĐT:0909.936.248 / 0912.345.048
WEBSITE: http://dacsannanggio.vn


Tỏi Phan Rang - Tỏi Việt Nam

Tỏi Phan Rang là loại tỏi Việt Nam được trồng trên vùng đất cát, dưới cái nắng, cái gió tạo nên tép tỏi nhỏ, săn chắc. Được sử dụng làm gia vị trong chế biến món ăn, hay làm nước mắm chấm và được dùng để ngâm rượu tỏi.

tỏi
tỏi phan rang

Công ty Đặc Sản Nắng Gió chuyên cung cấp sỉ và lẻ Tỏi Phan Rang đi khắp mọi miền đất nước, mang đến cho mọi nhà món giá vị không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hằng ngày và dược liệu quý để phòng và chữa những bệnh hiểm nghèo.Tỏi Phan Rang được thu hoạch sau đó phơi khô, không sử dụng chất bảo quản, nên rất an toàn khi sử dụng. Vì sức khỏe bản thân và gia đình hãy sử dụng Tỏi sạch - Tỏi Việt Nam

Tỏi mồ côi - Tỏi cô đơn - Tỏi Việt Nam

Tỏi Mồ Côi - Tỏi cô đơn còn được gọi là tỏi một (gọi theo địa phương). Trong quá trình sinh trưởng và phát triển loại Tỏi này không giống như các loại tỏi thường (một củ có rất nhiều tép) mà mỗi củ Tỏi này chỉ có duy nhất một tép, vì tất cả chất dinh dưỡng của cây Tỏi chỉ tập trung vào một tép một cách tự nhiên, mà những người dân trồng tỏi cũng không thể tác động vào cây Tỏi để cho ra loại Tỏi cô đơn này được, trong một ruộng (rẫy).


Tỏi khi hoạch thì có rất ít loại Tỏi cô đơn này nên người dân rất quý loại tỏi này bởi lẽ loại tỏi này có công dụng rất đặc biệt so với loại tỏi thường. Ngoài việc dùng để ăn Tỏi cô đơn còn dùng ngâm rượu để trong nhà làm thuốc gia truyền chữa và phòng ngừa được các bện như: ôn thận tráng dương, bổ khí sinh tinh, tư âm bổ thận, trị cảm cúm - dịch bệnh, đâu lưng nhức mỏi, đổ mồ hôi tay - chân, cao huyết áp, giảm mỡ máu, bộ tiêu hóa yếu ăn khó tiêu, dạ dày, sốt, viêm xoang,…Ngoài ra theo truyền thống người dân để tỏi trong nhà hoặc mang theo bên người có thể trừ tà ma và bùa ngãi.


Quy cách: được đống gói 0,5 - 1kg.


Bảo quản: nơi khô ráo thoáng mát.


Các cách sử dụng Tỏi Mồ côi
1/ Rượu tỏi


Lấy 250g tỏi bóc vỏ, rồi đem ngâm với 500ml rượu trắng, bịt kín miệng bình, để chỗ thoáng mát, sau 7 ngày là có thể dùng được, mỗi ngày uống 1-2 lần, mỗi lần 25-30ml. Hoặc có thể chế theo cách khác: Dùng một cái bình miệng hẹp hoặc một vò rượu, đổ tỏi đã bóc vỏ vào đầy chừng 7/10 bình, xen kẽ với tỏi, rải từng lớp đường phèn đã đập vụn, rót rượu trắng vào cho ngập tỏi. Bịt kín miệng bình, để chỗ râm mát, sau 30 ngày là có thể dùng được, để càng lâu càng tốt, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 25ml để trong nhà dùng thường xuyên rất tốt cho sức khỏe.


2/ Tỏi cô đơn để tươi


Là dạng dễ dùng nhất, có thể ăn sống hoặc dầm vào nước chấm. Nhấm sống tỏi rất có lợi vì các vi khuẩn trong khoang miệng sẽ bị tiêu diệt. Nói chung mỗi ngày nên ăn 2 tép tỏi là đủ, nhiều hơn hoặc ít hơn một chút đều được. Ăn nhiều quá cũng không có lợi vì dạ dày sẽ dễ bị kích thích trực tiếp và chất axilin có trong tỏi có thể gây chứng tan máu. Theo các nhà dinh dưỡng, mỗi ngày ăn khoảng 10g tỏi là hoàn toàn vô hại. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng kiếm được tỏi tươi và ăn tỏi tươi hay có mùi hôi nên người ta thường chế biến thành các dạng dùng khác.
3/ Tỏi cô đơn ngâm


Có thể ngâm dấm hoặc ngâm đường. Trong môi trường axit, tác dụng của tỏi tăng gấp 4 lần nên dùng tỏi ngâm dấm là rất tốt. Cách chế biến: Lấy 50g tỏi tươi bóc vỏ rồi ngâm với 100ml giấm gạo, sau chừng mươi ngày là dùng được, nếu để đủ 30 ngày thì càng tốt. Tỏi ngâm đường: Lấy 50g tỏi đem ngâm nước trong 7 ngày, mỗi ngày thay nước một lần, sau đó bóc bỏ vỏ rồi ngâm với muối một lúc cho chảy hết nước. Hòa 800g đường trắng trong một cái liễn miệng nhỏ với lượng nước chín vừa đủ, đổ tỏi vào ngâm trong 1 tháng là có thể ăn được. Tỏi ngâm đường có vị mặn ngọt, mùi thơm rất thú vị.


4/ Trà tỏi cô đơn


Công thức 1: Tỏi 15g, sơn tra 30g, thảo quyết minh 10g. Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, thái mỏng rồi đem hãm với nước sôi trong bình kín cùng với sơn tra và thảo quyết minh, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Hạ mỡ máu, chống béo phì, tiêu thực tích.


Công thức 2: Tỏi vỏ tím 10g, kim ngân hoa 6g, trà xanh 3g, cam thảo 2g. Tỏi bóc vỏ, giã nát rồi đem hãm với nước sôi trong bình kín cùng với kim ngân hoa, trà xanh và cam thảo, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt trừ thấp.


5/ Các món ăn – bài thuốc từ tỏi cô đơn


Bài 1: Tỏi 30g, chim bồ câu 1 con. Chim bồ câu làm thịt, bỏ lông và nội tạng, rửa sạch cho vào bát cùng với tỏi đã bóc vỏ, cho đủ gia vị, chế thêm một chút rượu vang và nước trắng rồi đem hấp cách thủy, ăn nóng. Công dụng: Bổ khí dưỡng huyết, ích tủy sinh tinh.


Bài 2: Tỏi 50g, thịt dê nạc 250g. Thịt dê rửa sạch, thái miếng, ướp gia vị, tỏi bóc vỏ đập giập. Cho dầu thực vật vào chảo đun cho nóng già, bỏ thịt dê vào xào chín tái, bỏ tỏi và các gia vị vừa đủ đun thêm một lát là được, ăn nóng. Công dụng: Ôn thận tráng dương, bổ khí sinh tinh.


Bài 3: Tỏi 30g, thịt yếm ba ba 250g. Thịt yếm ba ba rửa sạch, cắt thành miếng bỏ vào đun sôi vài lần, vớt ra rồi đem rán qua, tỏi bóc bỏ vỏ, cho vào chảo rán qua cho có màu vàng non, tiếp đó cho thịt ba ba vào xào, chế thêm các gia vị như gừng, hành, muối, đường, một chút rượu và nước vừa đủ, dùng lửa nhỏ ninh trong 30 phút là được. Công dụng: Tư âm bổ thận.


Bài 4: Tỏi 100g, dạ dày lợn 1 cái, sa nhân 3g. Dạ dày lợn rửa sạch, cho sa nhân và tỏi đã bóc vỏ vào trong, lấy chỉ khâu lại, cho vào nồi, chế thêm rượu, muối và nước lượng vừa đủ rồi hầm cho đến khi chín nhừ là được, ăn nóng. Công dụng: Bổ hư nhược, kiện tỳ vị.

Thanh long ruột đỏ - Đặc sản Nắng Gió


Thanh long ruột đỏ được trồng tại vùng đất nắng gió Phan Rang, tạo nên hương vị đặc trưng vùng đất này.Thanh long ruột đỏ còn có tên gọi là thanh long Nữ Hoàng  có xuất xứ từ Colombia.
Giống ruột đỏ có chứa Lycopene, là một chất chống ôxy hoá thiên nhiên, có thể chống ung thư, bệnh tim và làm giảm huyết áp. Đây là loại trái cây rất đẹp mắt và có lợi cho sức khoẻ.
Thanh long ruột đỏ có đặc tính hoàn toàn khác so với loại thanh long trắng thông thường ngoài thị trường hiện nay. Bên ngoài thanh long đỏ có vỏ cứng, màu đỏ đậm tươi sáng; bên trong ngoài màu đỏ thẳm như son, lạ mắt thì thành phấn dinh dưỡng gấp đôi thanh long trắng. Với các chỉ số Vitamin C 12 - 6, Protid 1,30 – 1,08, Vitamin A , Glucid, Lipit thì thanh long ruột đỏ mang lại giá trị dinh dưỡng rất cao.
thanh long ruột đỏ
thanh long ruột đỏ
thanh long ruột đỏ

Nho đỏ Phan Rang - Nho Việt Nam

Nho Phan Rang là loại nho Việt Nam, được trồng trên vùng đất Nắng và Gió, tạo ra những trái nho ngon ngot. Nho đỏ chọn lọc từ các vườn nho ngon tại Ninh Thuận! Không sử dụng hóa chất bảo quản, an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì sức khỏe bản thân và gia đình hãy sử dụng Nho Việt Nam.

vườn nho

Dông cát - Đặc sản Nắng Gió

Dông là loài động vật bò sát, sống ở những vùng đất cát, nhất là ven biển. Khi gặp nguy, nó chạy rất nhanh, nên người ta gọi là con dông. Con dông xuất hiện quanh năm, rộ nhất vào mùa mưa (khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 âm lịch). 
Dông cái (còn gọi là dông mắm) khiêm tốn với bộ da độc một mầu, còn dông đực (dông thềm) có bộ da nhiều mầu sặc sỡ. Bắt dông có nhiều cách: đào, bẫy, chặn ngách, giăng lưới, dò, thổi... Chỉ riêng cách đánh bẫy cũng phong phú: nào là bẫy ống, bẫy đạp, bẫy cạm, bẫy vòng... Những tay đầu bếp ở Ninh Thuận chế biến thịt dông thành 7 món rất sành điệu: gỏi dông, chả dông, dông nướng, dông rôti, dông hấp, dông nấu dưa hồng và cháo dông.
CÁC MÓN NGON TỪ DÔNG CÁT

1) GỎI DÔNG


Gỏi dông là một món được nhiều người ưa thích. Thịt dông trộn với rau sống, nước mắm me là thành món "đặc sản" vùng biển. Nhưng chỉ cần chế biến thêm chút nữa, nó trở thành một món ẩm thực sang trọng. Dông để nguyên con, chế nước sôi vào khoảng vài phút, rồi cạo nhẹ cho bong sạch lớp da đất, làm sạch ruột. Làm xong, rửa sạch lớp đất đen ở bụng, sau đó vắt ráo nước, rồi đem luộc chín xé lấy thịt và loại bỏ phần xương.
Thịt dông luộc xé nhỏ, đem ướp gia vị: muối, đường, bột ngọt, tỏi (giã nhỏ) cho ngấm, rồi trộn với hành tây, cà rốt, hành khô và rau răm..., thái mấy lát ớt thành những miếng mỏng xéo trang trí lên cho đẹp mắt.
Gỏi dông ăn kèm với bánh tráng nướng rất ngon miệng. Tùy khẩu vị từng người mà có thể thêm vào nước tương cho đậm đà. Miếng bánh tráng vàng rụm, nhai giòn tan quyện cùng chất thịt ngọt mát và vị thơm đặc trưng của loài dông, tạo nên hương vị đậm đà. Nếu có dịp thưởng thức món gỏi dông, bạn sẽ cảm thấy nó không thua kém gì các loại thịt gà.


2) DÔNG NƯỚNG
dông nướng
Hấp dẫn hơn là món dông nướng. Có hai cách để làm dông nướng, tùy theo yêu cầu của khách hàng. Dông nướng để nguyên da, và dông nướng ướp muối ớt sau khi đã lột da. Ngon nhất trong con dông nướng là mật và trứng dông. Mật dông có vị béo nhân nhẩn và để lại cái hậu thật ngọt. Trứng dông rất béo, bùi bùi dùng không ngán, được xem là một loại sơn hào hải vị.

Thịt dông thơm, mềm và có vị ngòn ngọt, gần giống như thịt gà nên còn được gọi là “gà đất”. Khi chế biến, người ta có thể ướp thịt dông với sả và gia vị rồi đem nướng, hoặc có thể làm món dông bằm xúc bánh tráng. 


3) CHẢ DÔNG
Với 5 con dông sống, bạn có thể chế biến món này cho 5 người lai rai ngon lành. 100g giò sống, lá xào dông, hành tím, tỏi, sả, ớt, nước mắm, bột ngọt, tiêu và dầu ăn.
chả dông
Trước hết phải chặt đầu, lột da; muốn lột da dông cho dễ thì dùng dao rạch một đường giữa bụng từ cổ xuống đuôi; sau đó bỏ bộ lòng, chặt bớt đuôi và bốn bàn chân. Chú ý khi làm dông phải giữ vệ sinh sạch sẽ vì dông làm xong không được rửa bằng nước lã để khỏi tanh. Thường người ta dùng lá chuối lót khi làm dông.
Có được thịt dông, muốn chế biến món chả dông phải dùng dao bằm nhuyễn hay dùng cối xay thịt rồi giã nhuyễn cùng với các loại gia vị như: ớt, hành, tiêu, tỏi, mỡ heo hay dầu ăn. Sau đó trộn thịt dông cùng gia vị với một ít nấm mèo và bách thảo đã cắt nhỏ, dùng bánh tráng mỏng cuốn hỗn hợp này thành những cuốn bằng ngón tay rồi bỏ vào chảo dầu chiên dòn. Món này ăn kèm với cơm rất ngon.

4) CHÁO DÔNG
Sau món chả, những người sành ăn còn muốn húp chén cháo dông nóng hổi vào cuối cuộc nhâm nhi. Thịt dông sau khi giã nhuyễn để làm chả thì dành lại một ít để nấu cháo, thường một nồi cháo cho bốn người ăn thì sử dụng một lạng thịt dông là vừa. Muốn nồi cháo ngon thì xào qua thịt dông bằng dầu ăn. Gạo dùng nấu cháo phải là gạo thơm Tuy Hòa, ngâm sơ qua nước lã đến khi nồi nước thịt dông sôi ùng ục thì đổ gạo vào một lúc rồi nêm thêm muối mắm, mì chính, hành, tiêu... thế là có nồi cháo dông đặc biệt bồi dưỡng cơ thể sau những giờ lao động chân tay, trí óc mệt nhọc hoặc sau những “trận” chén chú, chén anh rượu vào lời ra, bụng đói meo...

Đặc sản Nắng Gió chuyên cung cấp dông cát cho nhà hàng, quán nhậu. Hãy gọi cho chúng tôi để có giá sỉ tốt nhất!


Bồ câu ra ràng - Đặc sản Nắng Gió


Thịt bồ câu được chế biến nhiều món ăn bổ dưỡng dành cho tất cả mọi người, từ em bé cho đến người già.
Bồ câu được nuôi thả, bay tự do, thức ăn chủ yếu là lúa, bắp,... nên thịt bồ câu ngon ngọt, thịt săn chắc không giống như bồ câu nuôi nhốt, ăn thức ăn công nghiệp.
Bồ câu

Các món bổ dưỡng từ bồ câu ra ràng:
1) Cháo chim bồ câu
Chọn mua chim bồ câu đang ra ràng là tốt nhất, vì lúc ra ràng thịt chim bồ câu rất ngọt và mềm, rất lý tưởng để nấu cháo cho bé. Bạn không nên cắt tiết chim bồ câu, tiết chúng rất bổ.

Chim sau khi làm sạch, để ráo nước, cho lên bếp nướng qua cho thịt chim dậy mùi thơm sau đó lọc phần thịt ở hai bên đùi và lườn chim để riêng, băm nhỏ, cắt bỏ chân chim (vì nếu cho vào nấu cháo sẽ bị hôi). Gạo vo sơ cùng ít hạt sen, đỗ xanh rồi cho thịt chim vào cùng nồi nấu cháo.

Cháo chín, các mẹ múc ra 1 chiếc xoong nhỏ, loại bỏ phần xương, cho thịt chim đã băm nhỏ vào nấu lại cùng cháo. Hạt sen chín bạn nên gắp riêng ra, giã nhỏ mới cho vào khoắng đều cùng cháo.

Cuối cùng chỉ việc cho mắm, dầu ăn vào là mẹ đã có một tô cháo ngon và rất sánh của đỗ xanh và hạt sen cho bé, đảm bảo bé sẽ rất “mê” cho mà xem. Các mẹ cũng có thể áp dụng phương pháp nấu cháo chim bồ câu này để nấu cháo chim cút cho bé nữa đấy.
Thịt bồ câu rất bổ dưỡng, nhất là chim non mới ra ràng. Theo y học Trung Hoa thì thịt chim có vị mặn, tính bình, công dụng ích khí giải độc, điều kinh chỉ thống, bổ tinh... rất tuyệt vời cho những cặp vợ chồng mới cưới mong con.
Bồ câu ra ràng hầm cháo đậu xanh với hạt sen, thịt chim đã bổ, lại thêm vị mát của đậu xanh, mùi thơm của hạt sen khiến cho món ăn rất hấp dẫn mà cách nấu cũng đơn giản.
Đàn ông không quen chuyện nội trợ cũng làm đươc, miễn là có can đảm đập hay bẻ cổ bồ câu non. Làm như vậy máu và dưỡng chất được giữ lại nên thịt chim sẽ ngon ngọt hơn nhưng màu thì hơi bầm. Sau đó làm sạch, cho thêm gạo rang, đậu xanh vào xoong, đổ nước nấu cháo. Cháo gần nhừ, cho thêm hạt sen vào nấu cho chín tới. Vớt thịt ra, xé nhỏ cho lại vào cháo.
2) Lẩu cháo chim bồ câu

Lẩu bồ câu
1. Nguyên liệu:
- 2 con chim bồ câu            - 100g nấm kim châm
- 100g nấm hương tươi      - 100g nấm mỡ
- 100g nấm rơm                 - 100g nấm châm vàng
- 100g nấm mỡ                  - 200g gạo xay nhỏ
- Mắm, hạt nêm, hạt tiêu, hành khô.
- Rau cải cúc                      - 1 gói thuốc bắc

2. Cách làm:
- Chim câu đã được vặt lông sạch cho lên bếp nướng qua cho thơm, lấy ra rửa sạch, cắt mỗi con làm bốn miếng.
- Cho chim vào nồi, ướp tầm 30 phút 1 ít nước mắm, bột nêm, hành khô cho ngấm. Sau đó cho chim vào xào cho ngấm mắm muối.
- Rửa sạch các loại nấm, rau cải cúc bày sẵn ra đĩa to.
- Cho gạo vào 1 nồi nước to. Sau khi ngoáy cháo cho chín tới, nêm nếm 1 ít gia vị cho đậm đà.
- Khâu chuẩn bị đã xong, cho chim vào nồi lẩu cùng với cháo, cho gói thuốc bắc vào cùng. Khi nồi cháo đã sôi, có thể cho các loại nấm, rau cải cúc vào để nhúng như nhúng ăn lẩu bình thường, rất ngon mà bổ.
- Bát cháo chim ngọt dịu với nhiều loại nấm
-Trời hè nóng, có thể nấu sẵn trên bếp và múc ra các tô cho cả nhà ăn cũng rất ngon, không cần ăn trên nồi lẩu cũng được.
Mẹo vặt:
- Có thể tùy chọn loại nấm nào tùy với ý thích của từng người, không nhất thiết là tất cả các loại nấm ở trên
- Gạo được xay nhỏ (chú ý không phải gạo được xay thành bột), chọn gạo tám mới, cùng với 1 ít gạo nếp cho sánh, 1 ít ý dĩ cho mát. Vì là lẩu cháo, cháo nên loãng loãng, không đặc quá, có độ sánh của gạo nếp.
- Lẩu cháo chim ăn bổ dưỡng và nhẹ nhàng cho hè oi bức, có mùi thơm của vị thuốc bắc, mùi thơm của nấm, của thịt chim hòa quyện vào, rất hợp với các em nhỏ và người già.

3) Cháo chim bồ câu và hạnh nhân
Sau khi sinh nở, phụ nữ cần được bồi bổ để bù đắp lại sức lực đã tiêu hao cũng nhưng lượng máu bị mất. Món ăn sau đây sẽ giúp các bà mẹ nhanh chóng hồi sức và có sữa cho em bé.

a. Nguyên liệu
- Thịt chim bồ câu: 100g
- Hạnh nhân ngọt: 100g
- Một ít gạo

b. Cách làm
Cho gạo, hạnh nhân và bồ câu đã làm sạch vào nồi nước hầm lên.
Cháo gần nhừ, vớt thịt ra, xé nhỏ.
Cho lại vào cháo, đun tiếp đến lúc cả cháo và thịt đều nhừ.
Nêm nếm vừa ăn. Dùng nóng.     

4) Bồ câu Rôti
Bồ câu rôti

Gà thả vườn - Đặc sản Nắng Gió


Gà mái tơ được nuôi thả vườn trên vùng đất nắng gió Phan Rang. Thịt gà ngon, thịt săn chắc.
gà ta

CÁC MÓN NGON TỪ GÀ MÁI TƠ
1) GÀ MÁI TƠ QUAY MẬT ONG
gà ta nướng mật ông

2) GÀ HẤP MUỐI
gà hấp muối

3) GÀ XÀO XẢ ỚT
gà xào xả ớt

Chả cá - Đặc sản Nắng Gió

Chả cá Phan Rang được chế biến từ cá mối và cá nhồng, mang đậm hương vị của biển. Chả cá không sử dụng hàn the, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Chả cá thể được ăn riêng, hoặc chế biến các món bánh canh, bún chả cá...


CÁC MÓN NGON TỪ CHẢ CÁ
1) BÚN CHẢ CÁ
bún chả cá
a. Nấu nước dùng cá: 
Cứ 1 kg đầu cá thu (hoặc cá mối, cá rựa và phần đầu cá này phải cắt từ vây mang trở lên) nấu thành khoảng 2,5 lít nước dùng là vừa. Chặt đầu cá thành miếng nhỏ, nấu với ít nước vừa đủ ngập cá cho đỡ hao củi lửa trước, cho thêm phần da, xương sụn (có được sau khi lấy nạc) vào nồi đầu cá, hầm nhỏ lửa cho đến khi đầu cá mềm rục, trong khi hầm nếu thấy cạn cứ châm thêm nước sôi vừa đủ cho lúc nào nước cũng sâm sấp cá. Nấu xong lược bỏ xác xương da qua một túi vải thưa cho nước sạch trong, rồi mới thêm nước sôi vào vừa đủ. Hành tím nướng sơ cho thơm, rửa sạch bụi than, thả vào nồi nước dùng khoảng 100 gr / 2,5 lít; giữ nóng nước dùng trên bếp. Tùy ý để nước dùng béo ít nhiều bằng cách vớt bỏ bớt mỡ cá trên mặt nước dùng. Tùy ý nêm lại nước dùng với chút muối vừa đủ đậm đà chứ không mặn. 
b. Gia vị:

- Nước hầm cá có váng mỡ với màu vàng lạt tự nhiên. Nếu thích có màu vàng đỏ hấp dẫn hơn thì tùy thích làm thêm nước màu. Dùng mỡ cá, cắt nhỏ cho vào chảo thắng lấy mỡ nước, dùng mỡ nước này hoặc dầu ăn phi với hột điều màu theo phân lượng 5 muỗng súp dầu mỡ với 2 muỗng cà phê hột điều, vớt bỏ hột điều. Cho dầu màu vào nồi nước dùng với phân lượng 1 đến 2 muỗng cà phê / 3 lít.

- Hành lá cắt khúc ngắn chừng ba bốn phân, tỉa hoa và hành củ cắt lát mỏng, để riêng.

- Hành lá, ngò, hành tây, lá thì là (tùy ý) cắt nhỏ để riêng. Nước mắm nguyên chất, chanh ớt tươi, bún tươi sợi nhỏ.

c. Trình bày món ăn: 

Chia bún vào tô, trải ít miếng chả hấp lẫn chả chiên lên mặt bún, châm nước dùng cá thật nóng vào, trải hành ngò cắt nhỏ, rắc thêm tiêu. Món bún chả cá ăn thường chỉ ăn kèm hành lá, hành củ tươi chứ không kèm rau thơm các loại nhưng tùy ý riêng sử dụng thêm hay không; nêm nước mắm nguyên chất chanh, ớt tươi cắt lát.

2) BÁNH CANH CHẢ CÁ PHAN RANG
bánh canh chả cá

Đặc sản Nắng Gió chuyên cung cấp chả cá cho nhà hàng, quán nhậu. Hãy gọi cho chúng tôi để có giá sỉ tốt nhất!

Cua huỳnh đế - Đặc sản Nắng Gió

Cua huỳnh đế cua được ngư dân tôn xưng là vua của các loài cua. Với bộ áo giáp dày và cứng, màu vàng rực như hoàng bào, li ti gai nhọn xuôi theo thân, que và càng to, cạnh sắc lẻm như dao, nó xứng đáng được gọi là loài cua mang chữ “đế”. Nghe nói nguyên thủy tên cua là “hoàng đế”, nhưng thuở xưa quan địa phương lệnh dân phải đọc trại đi vì sợ phạm húy. Đành rằng cua... không biết vua là ai nhưng người thì phải sợ vua. Từ đó cua hoàng đế được gọi là huỳnh đế.
Có thể nói thịt cua huỳnh đế thơm ngon, bổ dưỡng vào loại “quán quân”. Vì thế, ngày xưa nó là loại cua thường chễm chệ trên mâm vàng của thiên tử. Dài dòng thế để khi có dịp thưởng thức loại cua này, bạn có thể “trộm” nghĩ rằng mình cũng từng nếm trải món được dùng để tiến vua.
cua huỳnh đế

Đặc sản Nắng Gió chuyên cung cấp cua huỳnh đế cho nhà hàng, quán nhậu. Hãy gọi cho chúng tôi để có giá sỉ tốt nhất!

Mực ống - Đặc sản Nắng Gió

Mực ống là loại mực ngon nhất trong họ hàng nhà mực. Được chế biến rất nhiều món như: mực nướng, mực xào, lẩu mực, mực chiên nước mắm, mực nhồi thịt...
mực ống

CÁC MÓN NGON TỪ MỰC ỐNG:
1) MỰC NHỒI THỊT 
Nguyên liệu:
400g mực ống; 200g thịt nạc vai; 20g nấm hương; 150g bột mỳ; 1 quả trứng gà; sốt chua ngọt; gừng, tỏi, hành, rau thìa là; bột canh, hạt nêm, dầu rán vừa đủ.
Cách làm:
Mực sơ chế sạch, thấm khô, ướp gia vị vừa đủ. Thịt, nấm hương băm nhỏ; Hành, tỏi, gừng băm nhỏ, chiên vàng.
Trộn thịt cùng hành, tỏi, gừng, nấm và thìa là, sau đó quyện dẻo. Nhồi hỗn hợp thịt vào mực, hấp chín qua, để nguội, nhúng vào trứng lăn qua bột mỳ rồi chiên vàng, để nguội, thái khúc. Ăn kèm sốt chua ngọt. 
mực nhồi thịt

2) MỰC XÀO CHUA NGỌT
Nguyên liệu:
300g mực ống tươi; 200g hành tây; 100g ớt xanh, đỏ Đà Lạt; 100g carrot; 1 mớ thì là; 30g tỏi khô; sốt chua ngọt; bột canh, hạt nêm; gừng, dầu rán vừa đủ.
Cách làm:
Mực sơ chế sạch, cắt miếng vừa ăn, ướp gừng, gia vị vừa đủ. Rau các loại sơ chế sạch, cắt miếng vừa ăn.
mực xào

Đặc sản Nắng Gió chuyên cung cấp mực ống cho nhà hàng, quán nhậu. Hãy gọi cho chúng tôi để có giá sỉ tốt nhất!

Cá bò hòm - Đặc sản Nắng Gió


Do hình dạng vuông vức, thân cá dài, có hình vuông thuộc họ cá bò nên ngư phủ đặt tên cá bò hòm. Nhìn vẻ bên ngoài, trông dữ dằn nhưng thịt cá bò hòm lại rất hấp dẫn và bổ dưỡng.   Do thịt có vị ngọt, béo, màu trắng nên khi ăn kèm cùng những vị cay nồng của các loài rau thơm, cuốn  bánh tráng chấm với mắm tạo nên món ăn “Cá bò hòm hấp cuốn bánh tráng” rất hấp dẫn.
Nguyên liệu : 1 con cá Bò hòm khoảng 500gr - Sả cây : 2 cây , sả bằm, gừng bằm, ớt bằm - Muối, bột ngọt vừa đủ - Hành lá xắt nhuyễn , 1 ít muối hột, chanh 1 trái, 1 ít rau răm .
Cách làm
- Cá làm sạch, bỏ ruột, để da, trộn đều gia vị, ướp vào bụng cá
- Cắt 2 cây sả dài bằng thân cá, xuyên từ đầu đến đuôi cá ( xuyên bên trong bụng cá, để khi nướng cá k bị co lại, vừa thơm hơn)
- Quạt than hồng, cho cá lên nướng, khi thấy mùi thơm là cá chín

Làm muối chấm
- Lấy muối hôt + in ít bột ngọt + hành lá xắt nhuyễn, trộn đều, cho lên bếp, rang lửa nhỏ, cho đến khi hỗn hợp khô lại

Cách ăn
- Khi ăn, bỏ da cá (da cá bò hòm rất cứng, không ăn được), gỡ thịt chấm với muối hành, vắt chanh, ăn kèm với rau răm
cá bò hòm nướng

2) CÁ BÒ HÒM HẤP CUỐN BÁNH TRÁNG
Khi ăn, lột bỏ lớp da dày và cứng của cá rồi tách bốn mảng thịt nằm bốn cạnh của thân cá. Thịt cá trắng và dai, có vị béo nhưng  ăn không có cảm giác ngán. Món này ăn với rau mùi, nhất là rau húng, dưa, chuối chát... Nhiều người lại thích cuốn thịt cá với rau, bún và bánh tráng chấm với nước mắm me chua ngọt được chế biến từ nước mắm.
cá bò hòm

Đặc sản Nắng Gió chuyên cung cấp cá bò hòm cho nhà hàng, quán nhậu. Hãy gọi cho chúng tôi để có giá sỉ tốt nhất!

Cá bã trầu - Đặc sản Nắng Gió


Cá Bã Trầu hay còn gọi Cá Thóc với thịt cá mềm, rất ngọt. Cá Bã Trầu được chế biến nhiều món ngon như nướng, chiên, nấu canh chua...
1) CÁ BÃ TRẦU NƯỚNG
cá bã trầu nướng
cá bã trầu nướng

Cá bã trầu nấu chua là tuyệt nhất. Mắt to, thịt trắng ngon dai, ăn rồi là nhớ mãi.

Cá tắc kè - Đặc sản Nắng Gió

Sỡ dĩ được gọi là cá tắc kè vì loài cá này gần giống loài tắc kè sống trên cạn, chỉ khác da màu đỏ và đuôi khá dài.
Môi trường sống của loài cá này ớ vùng biển sâu, khá xa bờ. Thịt cá  tắc kè tính hiền, nhiều dưỡng chất có thể phù hợp với mọi thể trạng.
Cá tắc kè - Cung cấp cá tắc kè
Đơn giản và khoái khẩu nhất phải kể đến cá tắc kè nướng. Chọn những con cá còn tươi đỏ, rửa sạch để ráo. Chỉ cần một bếp than đỏ hồng, để trần hoặc bọc vài lá lốt quanh con cá, dùng vỉ để nướng. Khi mới đưa cá vào bếp, lớp da cá vẫn còn mướt. Chỉ mươi phút sau, lớp da đỏ chuyển sang màu nâu đen, cũng là lúc mùi thơm bốc lên ngây ngất. Người ta có thể dùng  gia vị, tỏi, sả và ớt tươi ướp cùng cá trước khi nướng  để thêm phần hấp dẫn, đậm đà.
Món cá tắc kè nướng có thể cuốn cùng bánh tráng và rau sống. Hoặc dùng cải xà lách quấn trực tiếp  cá rồi chấm cùng nước mắm chua ngọt thêm tí gừng. Mấy ai có thể  quên được cái thú tự tay nướng rồi thưởng thức món cá tắc kè ngay trên bờ biển lồng lộng gió.
Cá tắc kè nướng
Những hôm cá tắc kè vào mùa, trong mâm cơm người Ninh Thuận thế nào cũng có món cá  tắc kè  dầm với nước mắm ngon, ăn kèm với rau sống. Ngoài ra, người dân vùng biển  Ninh Thuận thường đãi khách du lịch với món cá tắc kè hấp. Chọn những con tắc kè  còn tươi nguyên  làm sạch, ướp với một ít dầu ăn, gia vị, bột nêm. Cho cá vào đĩa hấp cách thủy. Khi lớp thịt cá mềm mại, tỏa mùi thơm là được.
Cách điệu hơn người ta  còn phi thơm tỏi, cho thịt băm, nấm mèo vào xào. Thêm một chén nước dùng, nước tương, đun sôi tắt lửa, cho ít hành lá vào. Cá hấp gần chín, đổ hỗn hợp mới xào  hấp thêm 5 phút. Món này khi ăn cuốn cùng bánh tráng, các loại rau xanh, chuối chát, khế, chấm với nước mắm tỏi ớt  thì thật là tuyệt.
Các món chế biến từ cá tắc kè tuy đơn giản, bình dân nhưng lại được nhiều người ưa chuộng. Nếu có dịp, bạn hãy đến với vùng biển Ninh Thuận vào mùa cá tắc kè, để được ăn và được nhớ mãi miếng ngon vùng đất này.


Đặc sản Nắng Gió chuyên cung cấp cá tắc kè cho nhà hàng, quán nhậu. Hãy gọi cho chúng tôi để có giá sỉ tốt nhất!

Cá bống mú - Sốt chua cay tuyệt đỉnh

Cá bống mú sống ở môi trường nước lợ và mặn. Dọc theo bờ biển từ Nam Trung bộ đến Hà Tiên - Phú Quốc khá nhiều cá bống mú. Thịt cá bống mú rất ngon, được chế biến nhiều món ngon như cá bống mú sốt tiêu chanh, cá bống mú xốt Thái, cá bống mú hấp, cá bống mú nướng,...
 1) CÁ BỐNG MÚ SỐT TIÊU CHANH
Nguyên liệu:
- 700g cá bống mú           - 100g hành tây
- 100g hành lá                   -  50g tiêu xanh
- 50g gừng, ¼ lít nước dùng cá, 30g đường, 100ml tương đen, 100ml tương đậu nành, 20g bột bắp, 20g tỏi phi, dầu chiên.

cá bống mú

Cá bống mú làm sạch, khứa xéo trên lưng rồi cho vào chảo dầu nóng chiên vàng. Bày ra đĩa.
Hành tây lột vỏ, thái múi cau. Hành lá cắt khúc
Làm nóng ít dầu ăn trong chảo, xào hành tây, hành lá, tiêu xanh, tương đen, tương đậu nành, hạt nêm, đường vừa ăn. Cho ít  bột bắp vào để nước dùng có độ sánh, rưới lên mình cá. Dùng ngay lúc còn nóng.
Để cá bống mú không tanh, khi làm nên chà với muối, rửa lại với rượu. Chiên cá nên dùng chảo lớn, cho dầu chiên nhiều đủ ngập cá và để dầu thật nóng mới cho cá vào.

2) Cá bống mú xốt Thái
Nguyên liệu:
Một con cá bống mú loại vừa; một muỗng cà phê ớt hiểm băm, một thìa xúp tỏi băm, một muỗng cà phê xốt cà ri đỏ vừa đủ, hai muỗng cà phê hạt nêm, một muỗng xúp nước mắm ngon, 20g đường thốt nốt, một thìa xúp dầu ớt; dầu ăn; salad, cà chua ăn kèm.
cá bống mú
Thực hiện:
Cá mú sống làm sạch, bỏ ruột. Bắc chảo lên bếp, cho vào nhiều dầu, dầu nóng, cho cá vào chiên vàng, ngập mặt để thịt cá chín, da cá giòn, không cháy xém, bể nát.
Làm xốt tỏi ớt: Làm nóng dầu trong chảo, phi thơm tỏi, ớt bằm, cho nước mắm vào. Khi nước mắm vừa sôi, cho thêm đường thốt nốt, cà ri đỏ, hạt nêm, dầu ớt.
Cho cá ra đĩa, phía dưới xếp salad, trang trí cà chua xắt lát mỏng trên thành đĩa, rưới xốt tỏi ớt lên mặt.


Đặc sản Nắng Gió chuyên cung cấp cá bống mú cho nhà hàng, quán nhậu. Hãy gọi cho chúng tôi để có giá sỉ tốt nhất!

Cá đuối tươi - nấu lẩu tuyệt cú mèo

Cá đuối có hình rẻ quạt, đuôi dài, da màu xanh rêu.  Cá đuối được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Đơn giản nhất là ướp muối rồi đem cá đi nướng. Nếu ướp với muối ớt, hương vị món nướng này càng thêm hấp dẫn. Siêng một chút thì ướp cá với sả ớt đem chiên trên bếp lửa.
1) CÁ ĐUỐI XÀO LĂN
Nguyên liệu :
- Cá đuồi cắt khúc chà sạch nhớt với muối và chanh.          - Nấm mèo ngâm mềm cắt sợi.
- Bún tàu ngâm mềm cắt khúc.                                           - Rau om, hành lá cắt nhỏ.
- Nước cốt dừa.                                                                  - Đậu phộng rang.
- Hành tím, sả bằm, tiệu, ớt khô,ớt trái xắt khoanh, bột nghệ or bột cà ri.
cá đuối xào lăn
Cách làm :
Cá đuối ướp bột nghệ ( or bột cà ri ) hành + tiêu + ớt khô + đường + hạt nêm + nước mắm. Để 30 phút or 1hr trong tủ lạnh cho cá thấm gia vị. Phi dầu hành + sả bằm cho thơm , cho cá đuối đã ướp thấm gia vị vào xào đều. Kế đến cho nấm mèo vào xào chung, cá chín cho nước cốt dừa , tắt bếp cho bún tàu vào đảo đều, sau cùng cho rau om + hành lá vào. Khi múc ra ăn cho đậu phộng rang lên trên. Món này dùng làm mồi nhậu rất bắt mồi or ăn với cơm nóng cũng rất ngon. Thịt cá đuối ăn rất dai ngon như thịt gà quyện cùng với vị béo cùa nước cốt dừa cứ như cà ri gà. Còn sụn cá đuối thì ăn dòn rụm ....ui chao ngon gì đâu ... 

2) CANH CHUA CÁ ĐUỐI
“Xấu xấu mà ngon” là nhận xét của những ai đã từng trông thấy con cá đuối và thưởng thức món canh chua cá đuối. 
Thân cá đuối tròn và dẹp. Mắt, mang, miệng, đầu, mình đều gọn lỏn trong cái khối tròn ấy cả. Da cá dày, màu nâu nhẵn bóng. Đuôi cá thon, dài. Người ta thường cắt đuôi cá ra, phơi khô làm mồi nhậu. Đuôi cá đuối nướng chấm mắm me là món khoái khẩu của rất nhiều người.




canh chua cá đuối
Rửa cá sạch, để nguyên da, xắt ra từng miếng nhỏ bằng ngón tay cái rồi ướp gia vị. Có người gói cá bằng giấy bạc rồi nướng. Món này đơn giản, ăn rất ngon nhờ nóng và thơm. Nhưng chỉ có món canh chua cá đuối mới có thể “chinh phục” được những người ăn uống kỹ tính nhất.

Muốn nấu món này, cần chuẩn bị vài trái cà chua chín, một ít đậu bắp, một trái thơm vàng, vài quả khế hoặc me, một nhúm giá, rau quế, rau thơm. Các loại rau quả vừa kể thiếu gì thì thiếu nhưng không được thiếu lá sống, “hồn vía” của nồi canh. Lá sống là thứ lá có ba phiến, hơi giống rau lang, vị chua thanh. Lá này làm cho nước canh trong và thơm dịu. Cá đã ướp nên tao sơ với một ít dầu ăn cho miếng cá săn lại, gia vị có điều kiện “nén” vào trong cá.

Nước sôi, cho lá sống vào trước, sau đó vài giây là cá. Đợi nước sôi lại, nêm nếm cho vừa miệng rồi lần lượt thả cà chua, thơm, khế, đậu bắp vào. Rau quế, rau thơm và giá thả sau cùng. Giờ thì chỉ việc múc canh ra tô khi còn nóng hổi để vừa thổi vừa húp. Cơm chan canh, lưỡi sẽ cảm nhận vị chua thanh và thơm ngọt. Các loại rau quả mềm mại, thẩm thấu gia vị từ cá, ngon đến mức người có thói quen ăn lưng lửng bụng vẫn muốn ăn thêm chén nữa.

Đấy là chỉ mới nói đến ảnh hưởng của cá đối với nước canh và rau quả thôi nhé. Riêng miếng cá đuối chấm mắm ớt, nhỏ nhẻ nhai từng chút một mới thấy hết cái ngon của nó. Da cá dẻo thơm. Với cá đuối “tơ” (khoảng hơn 1 kg), khi ăn nhai luôn từng mẩu xương non, nghe sừn sựt như nhai sụn. Thịt cá ngọt mềm. Người ta nói với cá đuối thì nhất bì, nhì sụn rồi mới đến thịt quả không sai. 

3) CÀ RI CÁ ĐUỐI
Nguyên liệu: 1kg cá đuối, bốn trái đậu bắp, một trái cà tím, một củ hành tây, một muỗng cà phê bột cà ri, hai cây sả, hai trái ớt sừng, 200ml sữa tươi, 100ml nước cốt dừa, một trái chanh, muối, tỏi xay, bột nêm, đường.
cà ri cá đuối
Thực hiện:
- Cá đuối rửa sạch. Dùng chanh rửa lại cá đuối để khử mùi tanh của cá và giúp cá thơm ngon hơn. Cắt cá thành miếng rộng khoảng 1cm, dài 5cm, ướp chút muối, tỏi, trộn đều, để khoảng 15 phút cho ngấm gia vị. Sau đó, chiên nhanh cá với dầu nóng cho vừa chín, vớt ra để ráo dầu.
- Đậu bắp, cà tím rửa sạch, cắt vừa ăn, dài khoảng 4cm.
- Hành tây cắt nhuyễn. Ớt băm nhuyễn. Sả đập hơi giập, cắt khúc khoảng 4cm.
- Cho một muỗng canh dầu ăn vào chảo, đợi dầu thật nóng, cho tiếp hành tây, sả, ớt, bột cà ri vào đảo đều với lửa nhỏ cho đến khi có mùi thơm. Cho tiếp vào chảo 200ml nước dùng, sữa tươi, chờ sôi nêm khoảng 1/3 muỗng cà phê muối, 1/3 muỗng bột nêm gà, hai muỗng cà phê đường, sau đó cho tiếp cá đuối đã sơ chế vào, chỉnh lửa vừa, để sôi khoảng năm phút.
- Cho tiếp đậu bắp, cà tím, ớt vào để sôi thêm khoảng ba phút, nêm lại cho vừa ăn rồi cho nước cốt dừa vào, tắt lửa.
- Thêm một muỗng cà phê nước cốt chanh vào nồi, đảo đều trước khi múc cà ri ra đĩa.
Dùng nóng với bánh mì, chấm muối ớt xanh


4) CÁ ĐUỐI CHIÊN XẢ ỚT
cá đuối chiên


5) CÁ ĐUỐI XỐI MỠ
cá đuối xối mỡ

Đặc sản Nắng Gió chuyên cung cấp cá đuối tươi cho nhà hàng, quán nhậu. Hãy gọi cho chúng tôi để có giá sỉ tốt nhất!

Cá mai - Gỏi cá mai

Cá Mai, một loài cá nhỏ giống như cá cơm nhưng ít có mùi tanh hơn nên có thể dùng làm gỏi ăn rất ngon. Nhưng gỏi cá mai ăn với bún thì mới thật là tuyệt vời.

I. NGUYÊN LIỆU

- 1kg cá mai - 1 xị giấm                           - 30g đậu phộng, ớt, ngò
- 30 bánh tráng                                       - 1 muỗng canh nước mắm ngon
- 1/2 chén mắm tôm                               - Rau sống, 1 trái chanh
- Hành, tỏi, tiêu, bột ngọt, rau răm 1 nắm
cá mai

II. CÁCH THỰC HIỆN

1.  Chuẩn bị
- Ớt tỉa hoa.
- Cá mai làm sạch, để ra rổ cho ráo. Cầm cá mai lên tay, bóp nhẹ lên lưng, cá tách đôi, cầm đuôi cá giựt mạnh cho rời xương sống ra.
2.   Cách chế biến
- Chế giấm vào tượng, cho cá mai vào, lấy đũa sơ đều. 1/2 chén giấm hòa với đường nhuyễn, bột ngọt, hành, tỏi, bằm nhỏ phi thơm.
- Vắt cá mai cho khô, bỏ giấm đã dùng, trộn chén giấm đường gia vị. Cho cá mai vào trộn đều.
- Đậu phộng rang giã sơ, chừa một ít rải trên mặt, còn bao nhiêu trộn vào gỏi.
* Nước chấm: Bằm tỏi, ớt cho vào mắm tôm, thêm đường, giấm, chanh gọt hết vỏ, lấy múi chanh, bỏ hột, cho vào cối ấn cho giập, để chanh vào mắm tôm, nêm vừa ăn.
gỏi cá mai
3.     Trình bày / Cách dùng
Món này ăn với bánh tráng, rau sống, mắm tôm.
gỏi cá mai
Cá Mai mua về làm vảy cho sạch, dùng kéo nhỏ cắt đầu. Sau đó bóp nhẹ ở lườn cho cá tách thành 2 mảnh, cầm đuôi kéo mạnh để lấy phần xương cá ra. Sau đó bỏ cá đã làm sạch vào âu nước đá để thịt các được săn chắc. Khi chế biến, lấy cá ra ướp với một ly nước cốt chanh, hoặc giấm, chừng 30 phút, dùng tay vắt nhẹ cho cá ráo nước rồi đem ướp với ớt, tỏi, muối giã nhuyễn, thêm một ít bột ngọt ướp cá chừng 15 phút. Khi ướp nhớ xóc đều cá cho gia vị thấm đều.
Để có một nồi nước lèo ngon, người ta thường lấy luôn phần xương cá đã nấu với cà chua xắt miếng, thêm một vài vắt me chín để có độ chua vừa phải, nêm nếm gia vị vừa ăn.
Gắp bún với một lượng vừa đủ bỏ vào tô, gắp thêm một ít gỏi cá Mai rải đều trên mặt tô, bóp vụn một miếng bánh tráng nướng rồi chan nước dùng đang nóng vào, bỏ thêm một ít đâu phụng rang, vài nhúm rau om, một mùi hương tuyệt vời bốc lên khiến cho bạn háo hức muốn thưởng thức ngay một một ăn vừa lạ miệng vừa tuyệt vời.
bún cá mai
Tuy nhiên ăn bún cá Mai, bạn phải ăn kèm với các loại rau sống như bắp chuối bào sợi, rau muống chẻ, tía tô, hành lá cắt khúc, ...Tô bún cá Mai vừa điểm xuyết màu xanh của những cọng rau muống, màu trắng của những sợi bắp chuối bào... Lùa miếng bún vào miệng, bạn sẽ cảm nhận được vị chua của me, mùi thơm hăng hắc của rau om, vị nồng nồng của những lát hành tây xắt nhỏ. Nhai một lát cá Mai, vị ngọt của nó sẽ lan đến tận cùng của những kẽ chân răng khiến cho bạn chỉ muốn gọi thêm tô nữa.
Nếu không muốn ăn với bún, bạn có thể dùng chính ngay dĩa gỏi cá Mai đó cuốn với bánh tráng rau sống, chấm nước chấm đậu phụng để ăn cũng tuyệt vời chẳng kém gì như khi ăn với bún.

Đặc sản Nắng Gió chuyên cung cấp cá mai cho nhà hàng, quán nhậu. Hãy gọi cho chúng tôi để có giá sỉ tốt nhất!

Cá bè cu - hay là cá cu

Cá bè cu hay còn gọi là cá cuCá bè cu thuộc dạng da trơn nước mặn nên thịt dai và thơm, hình thù gần giống cá ngừ nhưng mình hơi dẹp. Thịt cá mềm dai hài hòa, tươi ngọt, trắng và rất thơm ngon.
Cá bè cu có thể chế biến thành nhiều món ngon: cá bè cu có thể đem kho síp nước ăn với bún, có thể đem nấu cháo cá bè cu, nấu canh chua với măng, lá me, khế; cũng có thể chiên giòn rồi dầm với nước mắm pha tỏi, ớt, đường, chanh, ăn kèm với rau sống; nhưng có lẽ phổ biến nhất vẫn là lẩu cá cu, không chỉ bởi sự thơm ngon mà còn là sự bổ dưỡng từ loại cá này. Lẩu cá bè cu còn là món được nhiều người yêu thích bởi cả cái cách chế biến đơn giản của nó.
1) CHÁO CÁ BÈ CU
cá bè cu
cháo cá bè cu
2) CÁ BÈ CU HẤP
cá bè cu hấp
3) LẨU CÁ BÈ CU
lẩu cá bè cu

Đặc sản Nắng Gió chuyên cung cấp cá bè cu cho nhà hàng, quán nhậu. Hãy gọi cho chúng tôi để có giá sỉ tốt nhất!

Cá bớp - Cá bóp hay Cá bốp

Cá bớp (Cá bóp hay Cá bốp) là một trong số các loại cá đặc trưng của vùng biển miền Trung. Thịt cá trắng, ngọt, dai, đặc biệt lớp da dầy, dẻo, ăn béo và không tanh. Cá bớp có thể chế biến được rất nhiều món, đơn giản nhất là chiên vàng chấm nước mắm tỏi ớt, cầu kỳ hơn một chút thì có món Cá bớp chiên nước mắm, Cá bớp nướng muối ớt, Cá bớp kho tộ, Gỏi cá bớp, Lẩu cá bớp, canh chua cá bớp..
cá bớp

1) CÁ BỚP KHO TỘ

Cá bớp kho tộ dùng chung với cơm trắng, dưa cải chua rất ngon. 
Nguyên liệu:  400g cá bớp; 200g thịt ba rọi; Hành lá, ớt, tiêu, nước mắm, muối, đường, dầu ăn.
cá bớp kho tộ
Thực hiện:
- Cá làm sạch, ướp muối, tiêu, đường, bột ngọt, để khoảng 2 giờ cho thấm.
- Thịt ba rọi cắt lát mỏng, ướp với chút nước mắm.
- Đặt nồi đất lên bếp, đợi nồi nóng, cho 2 muỗng canh đường + 1 muỗng canh nước mắm. Nấu cho đường và nước mắm tan ra, đổi thành màu nâu đậm, cho thêm 2 muỗng canh nước mắm, đun sôi.
- Cho thịt ba rọi vào xào săn, gạt thịt qua một bên, xếp cá vào trong nồi. Nêm thêm 2 muỗng canh nước mắm, muối, tiêu, bột ngọt, dầu ăn vừa đủ. Khi cá chín châm thêm ½ chén nước sôi.
- Kho cá khoảng 30 phút, khi nước trong nồi gần cạn, thêm ớt, rắc hành lá, và chút dầu ăn cho cá được bóng đẹp, tắt bếp. 
- Món này dùng nóng với cơm trắng, dưa chua.

Cá Bớp với thịt dai và ngọt sắc khi ăn cần dùng nóng mới ngon và đặc biệt là cá Bớp được chế biến thành món lẩu dùng kèm các loại rau xanh và các loại bông quê dân dã điều đó đã tôn thêm Lẩu Cá Bớp là món ăn mang đậm hương vị quê hương .

lẩu cá bớp

a. Thành phần : 
_ Cá bớp : 300 gr      _ Đầu cá : 200 gr  _ Lá giang : 200 gr    _ Tỏi :1 m cafe
_ Thì là : 1 nhánh      _ Cà chua : 1 trái    _ Hành tây : 1 củ      _ Cà dỉa : 1 trái 
_ Khoai môn : 50 gr  _ Nấm rơm : 50 gr  _ Bún tươi : 500 gr   _ Rau lẩu 
_ Cải xanh con : 100 gr _ Tần ô : 100 gr _ Kèo nèo : ½ bó  _ Bông súng : ½ bó 
_ Rau đắng : 100 gr _ Rau muống : 100 gr _ Bắp chuối : 50 gr _ Bông bí : 5 bông 
_ So đũa : 5 bông  _ Hải sản tùy ý như : nghêu, tôm , mực ...

b. Cách Làm:
- Cho vào nồi 1M canh mỡ cho tiếp 1 m tỏi băm xào thơm , tiếp tục hành tây cắt múi cau + đầu cá chặt cục +nấm rơm xào chung cho thơm cho tiếp 1 lít nước dùng , nêm 1 M nước mắm + ½ M bột ngọt + 1 M đường + 1 m muối + 1M ớt satế tôm + khoai môn gọt vỏ chiên sơ + cà dĩa cắt múi cau chiên sơ cho vào chung nấu cho sôi ,lá giang nhặt lấy lá rửa sạch bóp nát bỏ vào nồi nước dùng vừa nêm .
- Tất cả các lọai rau rửa sạch để khô và sắp đặt trên 1 cái dỉa lớn , cá bớp cắt miếng sắp chồng lên rau cho thì là trang trí ( tham khảo hình mẫu trên )
- Khi ăn đặt lẩu cho sôi ăn tới đâu nhúng cá + rau tới đó kèm với bún tươi chấm nước mắm mặn với vài lát ớt

Món canh ngon bổ dưỡng tốt cho sức khỏe, có thể dùng chung với cơm hoặc bún đều rất ngon, món ăn này sẽ giúp bạn thêm ngon miệng và sảng khoái vào những ngày hè oi bức.

canh chua cá bớp
a) Nguyên liệu:
- Cá bớp: 400g                      - Cà chua: 2 trái        - Cọng súng: 200g                - Mè trắng rang: 2M
- Sả: 4 cây                             - Me vắt: 50g           - Ớt sừng, ớt băm: 1 trái       - Tỏi băm, sả băm, tỏi phi, muối, đường
- Rau nêm: tần dầy lá (húng chanh) 
- Ngò gai, rau om                   - Nước mắm             - Bột ngọt                             - Xốt tương

b) Sơ chế:
- Cá bớp rửa sạch, để ráo, ướp 1 ít hạt nêm và 1M ớt băm, để thấm.
- Cà chua cắt múi cau. Sả đập dập, cắt khúc. Rau nêm cắt khúc dài 2cm. Ớt sừng cắt lát. Mè trắng giã nhuyễn.
- Cọng sung tước bỏ xơ, cắt khúc, rửa sạch, để ráo. Me dằm lấy 2/3 chén nước me.
- Làm xốt tương mè: phi thơm ½ phần sả cắt khúc, 1M tỏi băm, 1M ớt băm, 1M sả băm, thêm 2M xốt tương, 1M mè trắng, 1/2M đường, 1M nước mắm, ½ chén nước me, trút ra chén.
c) Nấu canh:
- Phi thơm tỏi, cho cá vào xóc đều, trút ra dĩa.
- Nấu sôi 1 lít nước, thêm 2M hạt nêm, cho nước me, ½ phần sả còn lại vào nấu sôi, cho phần nước xốt tương mè, cá và cà chua vào nấu, nêm thêm đường, muối cho vừa ăn, cuối cùng thêm 1M nước mắm, 1m bột ngọt, tắt bếp.
d) Cách dùng:
- Dùng tay vặn cọng súng thành 3 đoạn, cho vào tô, chan nước canh lên trên, thêm rau nêm, tỏi phi và ớt cắt lát. Dùng nóng với cơm hoặc bún.
=============================================

Đặc sản Nắng Gió chuyên cung cấp cá bớp cho nhà hàng, quán nhậu. Hãy gọi cho chúng tôi để có giá sỉ tốt nhất!